Ngũ cốc hạt dinh dưỡng là gì mà ngày nay người ta quan tâm nhiều đến vậy? Hiện nay, nhiều người đang tìm đến các sản phẩm thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên như ngũ cốc. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về ngũ cốc hạt dinh dưỡng. Hãy cùng kienthuc4phuong tìm hiểu nhé.
Ngũ cốc hạt dinh dưỡng là gì?
Ngũ cốc còn được gọi là ngũ cốc hạt dinh dưỡng có thể được định nghĩa là các loại hạt có thể ăn được của các cây cỏ hoặc cây thân thảo. Hiện nay, từ ngũ cốc còn được hiểu rộng hơn bao gồm nhiều loại hạt dinh dưỡng khác như các loại hạt họ đậu, óc chó, yến mạch, hạt sen,…
Ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được gọi là ngũ cốc hạt dinh dưỡng. Một số loại ngũ cốc đã là thực phẩm chủ yếu cho con người và gia súc kể từ khi bắt đầu nền văn minh.
Ngũ cốc là nguồn lương thực quan trọng nhất và thực phẩm làm từ ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất chính cho dân số thế giới. Ngoài ra, ngũ cốc rất dễ bảo quản và vận chuyển, không bị biến chất nếu được bảo quản khô ráo.
Ngũ cốc có lịch sử sử dụng lâu đời của con người. Ngũ cốc là lương thực chính và là nguồn dinh dưỡng quan trọng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng, carbohydrate, protein và chất xơ quan trọng, cũng như chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng như vitamin E, một số vitamin B, magiê, canxi, sắt và kẽm.
Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc cũng có thể chứa nhiều loại hoạt chất sinh học, và ngày càng có nhiều người quan tâm đến những lợi ích sức khỏe tiềm tàng mà những chất này có thể mang lại.
Công dụng của ngũ cốc hạt dinh dưỡng
Ngũ cốc hạt dinh dưỡng không dành cho riêng ai nhưng phù hợp với tất cả mọi người. Từ người già, trẻ nhỏ, trung niên hay thanh thiếu niên đều có thể sử dụng ngũ cốc.
Đây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chứa hàm lượng calo cao, không sợ tăng cân khi sử dụng.
Giàu protein và chất xơ
Ngũ cốc hạt dinh dưỡng rất ít calo, ít chất béo và giàu protein. Người thừa cân hoặc đang trong quá trình giảm cân sử dụng ngũ cốc mỗi ngày sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Cân bằng lượng đường trong máu
Carbohydrate trong ngũ cốc giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, cân bằng lượng đường, cực kỳ thích hợp cho người bị tiểu đường.
Có lợi cho tim
Chất Avenanthramides có trong ngũ cốc hạt dinh dưỡng giúp chống lại các bệnh về tim mạch rất tốt.
Giảm nguy cơ đột quỵ
Vitamin K, chất chống oxy hóa và chất xơ trong ngũ cốc hạt dinh dưỡng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Trong một nghiên cứu gần 250.000 người tham gia, những người ăn ngũ cốc nguyên hạt có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14% so với những người không ăn ngũ cốc mà chỉ ăn thực phẩm thông thường.
Chống ung thư
Ngũ cốc có chứa phytosterol – một hoạt chất giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Các thành phần khác như axit phenolic, axit phytic, saponin có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của ung thư.
Giảm nguy cơ béo phì
Vì ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao nên tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, giúp tránh ăn quá nhiều calo trong một ngày. Đối với phụ nữ, ăn ngũ cốc còn có tác dụng giảm mỡ bụng hiệu quả.
Thực phẩm có lợi cho bà bầu
Ngũ cốc hạt dinh dưỡng không chỉ giúp bổ sung các chất thiết yếu như vitamin B2, B1, E, C, K,… đồng thời còn giúp chống táo bón cho mẹ bầu.
Ngoài ra Omega 3 trong ngũ cốc còn giúp cho sự phát triển trí não của thai nhi tốt hơn và giúp mẹ có nhiều sữa trong những tháng cuối thai kỳ.
Các loại ngũ cốc hạt dinh dưỡng phổ biến
Sau này, khi được nghiên cứu sâu hơn, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại thực vật có hạt dùng làm thực phẩm, chẳng hạn một số loại ngũ cốc sau:
Bắp (ngô)
Bắp (ngô) là một loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Hạt ngô rất giàu chất dinh dưỡng như magie, phốt pho, kẽm, đồng, chất chống oxy hóa và vitamin B, đồng thời chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin giúp tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
Yến mạch
Thời gian đầu, người Việt Nam rất ít sử dụng loại ngũ cốc này. Tuy nhiên càng về sau, nó càng được tin dùng bởi những giá trị sức khỏe mà nó mang lại cho người bệnh tiểu đường.
Với hàm lượng chất xơ cao, vitamin, khoáng chất cùng với chất chống oxy hóa avenanthramide, yến mạch rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim khỏi các bệnh khác nhau, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và huyết áp thấp.
Gạo lức
Gạo lứt được nhiều người biết đến và ưa thích bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, sắt, canxi, vitamin B và phốt pho. Đặc biệt, trong gạo lứt có chứa chất lignans giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… hiệu quả.
Lúa mì
Lúa mì có thành phần chính là carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại có thể gây tăng lượng đường trong máu. Lúa mì có nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, nó còn có một lượng protein vừa phải cùng các loại vitamin và khoáng chất như selen, mangan, đồng, phốt pho, folate.
Loại thực phẩm này được coi là nguồn cung cấp carbohydrate và vitamin đáng tin cậy cho trẻ nhỏ. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, lúa mì trở thành “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cho bé tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến hoạt động trí não và thể chất.
Các loại đậu
Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu Hà Lan,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và rất hữu ích cho mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy, các món ăn chế biến từ các loại đậu rất được người ăn chay ưa chuộng để bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Đậu chứa lượng protein dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và các loại vitamin như A, B, C,… cùng các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm,… rất có lợi cho trẻ nhỏ.
Trẻ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc hạt dinh dưỡng sẽ giúp tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, giảm béo phì mà tăng cân tốt, phòng ngừa được nhiều bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch,…
Gạo nếp
Gạo nếp rất bổ dưỡng với hàm lượng đáng kể vitamin E và chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa. Nếp thường được dùng để nấu cháo cho người ốm với tác dụng hồi phục sức khỏe, tăng tiết sữa cho phụ nữ sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếp có thể gây khó tiêu ở trẻ nhỏ do chứa nhiều amylopectin – chất tạo độ dẻo. Thực phẩm nấu lên sẽ dẻo nên mẹ cần hạn chế cho bé dùng gạo nếp nhé.
Gạo tẻ
Gạo tẻ là nguồn tinh bột dồi dào chứa nhiều protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), sắt, kẽm và các khoáng chất như magie, photpho, kali, canxi.
Nên cho trẻ ăn gạo tẻ vì chất sắt trong gạo rất có lợi cho các tế bào hồng cầu và enzym, kẽm là chất chống oxy hóa trong máu và hỗ trợ tăng trưởng, phát triển tế bào, phốt pho và canxi giúp xương và răng phát triển, kali hỗ trợ tổng hợp protein và hoạt động của các enzym, muối duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và cơ bắp.
Cách bảo quản ngũ cốc hạt dinh dưỡng lâu dài
Sử dụng túi zip nhôm
Túi zip nhôm có miệng túi kín, dễ dàng đóng mở miệng túi nên ngũ cốc hạt dinh dưỡng không bị tiếp xúc với không khí. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm tác động của ánh sáng trực tiếp.
Vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm không gian lưu trữ cũng như có vật dụng tiện lợi và chi phí thấp thì đây là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Sử dụng lọ thủy tinh có nắp
Sử dụng hũ thủy tinh có nắp đậy kín để đựng ngũ cốc là sự lựa chọn hoàn hảo. Hũ thủy tinh trong suốt, nên bạn hoàn toàn yên tâm về sự chuyển hóa các chất độc hại vào sản phẩm.
Tiếp đến là độ kín khít, hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn cũng như côn trùng từ bên ngoài, đồng thời nó còn có khả năng cách nhiệt rất tốt. Những điều này sẽ giải đáp thắc mắc có nên bảo quản ngũ cốc trong tủ lạnh hay không.
Đối với những loại ngũ cốc đặc biệt cần tránh ánh sáng trực tiếp, bạn có thể chọn lọ thủy tinh sẫm màu, hoặc dùng giấy gói. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy đóng gói hạt ngũ cốc để tăng thời hạn sử dụng và giữ cho ngũ cốc của bạn luôn ở trạng thái tốt.
Những điều cần lưu ý khi mua ngũ cốc hạt dinh dưỡng
Kiểm tra chi tiết thành phần
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản với ngũ cốc để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. Ví dụ như bánh mì ngũ cốc, sữa ngũ cốc hay các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn nên chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt ít natri, chất béo bão hòa và đường.
Chọn loại ngũ cốc “nguyên chất”
Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa yến mạch,bột mì, ngô, gạo lứt nguyên hạt hoặc lúa mạch đen nguyên chất. Vì vậy, để chọn đúng sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, hãy chọn thực phẩm có từ “nguyên chất” ở đầu danh sách thành phần. Tránh mua những loại có nhãn “bột ngũ cốc”, “100% lúa mì”, “nhiều chất xơ” vì chúng có thể không phải là ngũ cốc nguyên hạt.
Kiểm tra độ tươi
Bạn cần lưu ý rằng các sản phẩm ngũ cốc phải được đóng gói cẩn thận trong bao bì kín khí. Nên chọn các loại ngũ cốc tươi và mới. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì để tránh chọn nhầm sản phẩm.
Đừng mua quá nhiều
Bạn chỉ nên mua ngũ cốc hạt dinh dưỡng vừa đủ để tránh bị hư hỏng do để lâu ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bảo quản ngũ cốc trong ngăn đông của tủ lạnh. Nếu bảo quản bên ngoài, hãy sử dụng hộp kín có nắp đậy kín và bảo quản ở nơi thoáng mát để bảo quản độ tươi.
Tìm sản phẩm có chứa chất xơ
Những lợi ích sức khỏe của chất xơ là không thể phủ nhận. Hãy chọn sản phẩm chứa ít nhất 3g chất xơ trong thành phần. Con số tốt nhất là từ 5g trở lên vì đây là nguồn cung cấp chất xơ hoàn hảo cho cơ thể.
Chú ý hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của các loại ngũ cốc khác nhau là khác nhau vì thành phần và hàm lượng dầu của chúng không đồng nhất. Hầu hết các loại ngũ cốc hạt dinh dưỡng có thể được giữ trong tủ lạnh từ 2-3 tháng hoặc trong tủ đông từ 6-8 tháng.
Ngoài ra, gạo lứt đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-5 ngày và trong tủ đá lên đến 6 tháng.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về các loại ngũ cốc hạt dinh dưỡng thông dụng hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ chọn được loại hạt ngũ cốc phù hợp với mình.
Bài viết tham khảo:
2 bình luận về “Top 07+ Loại Ngũ Cốc Hạt Dinh Dưỡng Tốt Nhất Hiện Nay”